Hòai cổ.. Nostalgic... 望古
Hoan nghênh các hạ đại giá quan lâm...^_^

Join the forum, it's quick and easy

Hòai cổ.. Nostalgic... 望古
Hoan nghênh các hạ đại giá quan lâm...^_^
Hòai cổ.. Nostalgic... 望古
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.

Trang tin Văn Hóa - Lịch Sử

Go down

Trang tin Văn Hóa - Lịch Sử Empty Trang tin Văn Hóa - Lịch Sử

Bài gửi  Yukin Mon Aug 13, 2012 12:34 am

Cuộc triển lãm diễn ra tại Trung tâm Lưu trữ quốc gia 1 (18 Vũ Phạm Hàm, Cầu Giấy, Hà Nội)

Một phần lịch sử của triều đại nhà Nguyễn sẽ đến với người xem thông qua triển lãm khá thú vị và nhiều suy ngẫm Ngự phê trên châu bản triều Nguyễn 1802-1945.


[Only admins are allowed to see this image]

Bản ngự phê bằng chữ quốc ngữ của vua Bảo Đại vào ngày 3-3-1945: “Chuẩn y đem phát chẩn cho dân nghèo Thanh Hóa...” - Ảnh: Trung tâm Lưu trữ quốc gia 1 cung cấp

[Only admins are allowed to see this image]

Ngự phê của vua Tự Đức năm 1859: “...Việc huấn luyện biền binh cốt làm cho mọi người đều can đảm dũng mãnh, kỹ thuật tinh thông, gặp chết không từ” - Ảnh: Trung tâm Lưu trữ quốc gia 1 cung cấp

* Châu bản triều Nguyễn: là các tập tấu, phụng thượng dụ, chiếu, chỉ dụ, tư, trình, sớ, bẩm...được đích thân nhà vua Nguyễn ngự lãm hoặc ngự phê bằng mực màu son, để truyền đạt ý chỉ hoặc giải quyết các vấn đề chính trị, quân sự, ngoại giao, kinh tế, văn hóa, xã hội. Trong khối lượng khoảng 800.000 trang châu bản còn lại đến ngày nay chỉ có một phần rất nhỏ trong số đó (khoảng 800) có lưu lại bút tích các vị vua nhà Nguyễn. Triển lãm sẽ được chia làm 10 phần trưng bày với các ngự phê của vua Gia Long, Minh Mệnh, Thiệu Trị, Tự Đức, Kiến Phúc, Đồng Khánh, Thành Thái, Duy Tân, Khải Định, Bảo Đại.

Không đơn thuần là những tờ công văn, châu bản triều Nguyễn còn kể cho người xem chuyện xử lý chính sự của các triều vua từ Gia Long đến ông vua cuối cùng Bảo Ðại.

"Trẫm chắp tay cầu trời..."

Bên cạnh chuyện chính trị, quân sự, ngự phê của các triều vua Nguyễn phong phú trên nhiều lĩnh vực: thời tiết, nông vụ, giá gạo, việc đóng thuyền... Bản phê ngày 29-12-1826 (năm Minh Mệnh 7), vua Minh Mệnh phê: "Mùa xuân mới nở, vui mừng được xem tờ tâu báo tin thời tiết thuận hòa. Trẫm chắp tay cầu trời cho ruộng đồng cả nước đều được mùa". Hay châu phê của vua Tự Ðức về việc tháo thuyền cũ đóng thuyền mới năm 1874: "Các thợ nhận sửa chữa điện Cao Minh đều vất vả, trước đã được thưởng một tháng rưỡi tiền lương. Nay thưởng thêm cho từ đổng lý đến lính thợ mỗi người một tháng tiền lương để tỏ sự thể tất. Bộ Hộ lập theo sự thực mà cấp phát. Ðình chỉ việc đi ra bên ngoài".

Những dòng bút phê bằng mực màu son cũng nói lên phần nào con người và tính cách của từng vị vua. Ngự phê của Gia Long, Minh Mệnh, Thiệu Trị thể hiện uy quyền của nhà vua trong thời thịnh trị. Sau thời Tự Ðức, ngự phê cũng thể hiện quyền hạn bị thu hẹp của triều đình Huế. Ấy là khi đất nước lâm nguy, nhiều lĩnh vực do thực dân Pháp nắm giữ. Tuy nhiên, ngự phê của những vị vua như Thành Thái, Hàm Nghi, Duy Tân vẫn cho thấy một tinh thần dấn thân chống Pháp. Tháng 1-1899, vua Thành Thái phê duyệt cho đặt mua tờ báo Pháp l’Opinion, một trong những hành động nhằm tiếp cận tư tưởng dân chủ của Pháp. Ông cũng là người đề xướng "học người Pháp để chống Pháp chứ không làm tay sai".

"Giặc kia không có đường nào mà đi"
Người xem cũng có thể hiểu thêm về Tự Ðức - ông vua bị phán xét có tư tưởng cầu an, người góp phần đẩy nhanh quá trình Pháp đô hộ VN. Tuy nhiên, những châu bản trong giai đoạn đầu khi Pháp chính thức nổ súng ở VN cho thấy một hình ảnh khác về Tự Ðức.
Về vấn đề quân sự do Viện Cơ mật tấu lên năm 1859, vua Tự Ðức phê: "Việc phòng bị thích hợp há trông vào kế sách khác. Nay cho tuân theo chỉ dụ lần trước và chỉ dụ mới mà lo liệu. Ðã phòng bị cả đường bộ, đường thủy rồi thì giặc kia không có đường nào mà đi. Việc cốt yếu là chọn được người giao việc. Việc huấn luyện biền binh cốt làm cho mọi người đều can đảm dũng mãnh, kỹ thuật tinh thông, gặp chết không từ". Sau đó một năm, năm 1860, vua Tự Ðức tiếp tục ra chỉ dụ chống Pháp, bản chỉ dụ được đánh giá ngay thẳng, giản dị, bộc trực, đi sâu vào lòng dân.

Nhưng đến ngự phê năm 1880, Tự Ðức thể hiện rõ tư tưởng cầu an của mình khi đặt bút phê: "Họ một lòng giúp, ta sớm giao sáu tỉnh, không có sự phân biệt với các nước thì ta sao lại không tin vào họ".
Nếu như các đời vua từ Khải Ðịnh trở về đến Gia Long chủ yếu ngự phê bằng chữ Hán thì ông vua cuối cùng - Bảo Ðại - sử dụng cả ba thứ ngôn ngữ: Pháp, Hán và chữ quốc ngữ. Ngự phê của Bảo Ðại chủ yếu trên các văn bản có nội dung bàn việc kinh tế, thưởng phạt quan lại, tế lễ ngoại giao...
Bản ngự phê bằng chữ quốc ngữ duy nhất của vua Bảo Ðại vào ngày 3-3-1945, trước thời điểm Nhật đảo chính Pháp và thành lập nội các đế quốc VN do Bảo Ðại làm quốc trưởng. Trả lời việc Bộ Tư pháp tâu về việc phạt quan lại, Bảo Ðại phê: "Chuẩn y đem phát chẩn cho dân nghèo Thanh Hóa, còn việc truy cứu về mặt hình chiều giao nội các mới xét tâu".

Sau triển lãm kéo dài đến ngày 31-12 về ngự phê trên châu bản triều Nguyễn, dự kiến vào cùng thời điểm năm 2013, Trung tâm Lưu trữ quốc gia sẽ tổ chức triển lãm về cải lương hương chính, kết hợp giữa hai khối tài liệu tiếng Pháp và Hán Nôm. Ðây là những tư liệu hết sức quan trọng vì từ trước tới nay có rất ít nhà nghiên cứu khai thác được cả hai khối tài liệu này.

[Only admins are allowed to see this link]



Được sửa bởi Yukin ngày Wed Aug 22, 2012 12:02 am; sửa lần 1.

Yukin

Tổng số bài gửi : 44
Join date : 14/01/2010

Về Đầu Trang Go down

Trang tin Văn Hóa - Lịch Sử Empty <Tin Tức> Ra mắt thư viện GS Trần Văn Khê

Bài gửi  Yukin Wed Aug 22, 2012 12:00 am


Toàn bộ sách, báo, tài liệu của GS Trần Văn Khê tích góp được trong thời gian sinh sống và làm việc ở nước ngoài (1949 - 2005) vừa được cán bộ Thư viện Khoa học tổng hợp TP.HCM xử lý nghiệp vụ, hình thành thư viện giáo sư tiến sĩ Trần Văn Khê và bàn giao cho ông vào sáng 21-8.


[Only admins are allowed to see this image]
Bà Thế Thanh (phải) và nhà thơ Tôn Nữ Hỷ Khương tham quan thư viện Trần Văn Khê tại buổi ra mắt - Ảnh: L.Điền

Thư viện đặt tại 32 Huỳnh Ðình Hai, quận Bình Thạnh, TP.HCM, với tổng số 3.920 nhan đề sách (6.420 cuốn), 802 nhan đề báo - tạp chí (4.374 bản). Ngoài ra, thư viện còn có bài báo của GS Trần Văn Khê và bài viết về GS Trần Văn Khê, được Thư viện KHTH số hóa, tổng cộng có 2.230 file.

Ðây là kết quả của đề án "Nhà Trần Văn Khê" do ngành văn hóa TP.HCM xúc tiến khi biết GS Trần Văn Khê có nguyện vọng trở về VN sống những năm cuối đời tại đất nước.

Phát biểu tại buổi bàn giao thư viện, GS Trần Văn Khê nhắc lại những nỗ lực của ngành văn hóa TP.HCM, thư viện, bảo tàng, và cá nhân bà Nguyễn Thế Thanh - nguyên phó giám đốc Sở VH-TT (cũ) TP.HCM - đã nhiệt tình thu xếp để toàn bộ số tài liệu của ông được về VN an toàn, có không gian lưu giữ, có kỹ thuật viên xử lý và đưa vào phục vụ công chúng, giới nghiên cứu. "Tất cả sách của tôi giờ cũng có thể tra tìm mau mắn như thư viện nhà nước, quả là một giấc mơ trở thành sự thật" - GS Trần Văn Khê khẳng định.

LAM ĐIỀN

Yukin

Tổng số bài gửi : 44
Join date : 14/01/2010

Về Đầu Trang Go down

Trang tin Văn Hóa - Lịch Sử Empty <Tin tức> Nhạc hội đàn tranh: 2 câu chuyện, 1 nỗi buồn

Bài gửi  Yukin Wed Aug 22, 2012 12:06 am

Ðó là câu chuyện từ Nhạc hội đàn tranh khu vực châu Á vừa được tổ chức tại Macau (ngày 12
và 13-Cool và chuyện về Nhạc hội đàn tranh châu Á sắp diễn ra ở VN.

Theo kế hoạch, nhạc hội sẽ diễn ra vào tháng 9 tại Nhạc viện TP.HCM...

[Only admins are allowed to see this image]
Hội ngộ đàn tranh 2011 với hai danh cầm Hải Phượng (trái) - Vân Ánh cùng nhiều tài năng nhạc dân tộc đã không kiếm đủ tài trợ để làm được những điều tốt hơn - Ảnh: LÊ TÂN SƠN

Trong những lần hiếm hoi về nước, nhạc sĩ Nguyễn Lê Tuyên đều nhắc đi nhắc lại khát khao đưa âm nhạc dân tộc vào học đường, ngay từ cấp tiểu học. Ðó không đơn thuần là chuyện dạy nhạc hay nâng cao khả năng mỹ học cho các em. Câu chuyện lớn hơn nằm ở chỗ nuôi dưỡng lòng yêu âm nhạc nước nhà bởi người ta sẽ không thể cảm, yêu một cái gì đó khi không biết nó là gì. Nhạc sĩ Nguyễn Lê Tuyên kể ở Úc, nơi anh dạy nhạc, trẻ em được học nhạc từ rất sớm và là học nhạc dân tộc, sau đó mới đến âm nhạc các nước khác.

Giáo sư Trần Quang Hải cùng phu nhân - danh ca Bạch Yến, trong nhiều cuộc trò chuyện với Tuổi Trẻ cũng cho biết điều tương tự được thực hiện ở khắp các nước: nền tảng vững chắc về nhạc dân tộc được xây dựng, củng cố từ rất sớm.

Những chuyến lưu diễn để giới thiệu cái hay, cái đẹp của nhạc Việt của GS Trần Quang Hải - Bạch Yến hay lần tham gia nhạc hội đàn tranh vừa rồi của nghệ sĩ Hải Phượng đều được ban tổ chức nước bạn "bao" hết toàn bộ chi phí ăn, ở, đi lại, thậm chí còn được nhận thù lao mang về.

Tại VN, Nhạc hội đàn tranh châu Á là cái tên đã được chọn từ chương trình Hội ngộ đàn tranh lần 2 năm 2011 tại Cung văn hóa Lao động với mong mỏi sẽ hội tụ những tài năng nhạc dân tộc các nước đến Việt Nam để cùng giao lưu, học hỏi. Thế nhưng đến tận hôm nay, khi chỉ còn non tháng nữa chương trình sẽ chính thức bắt đầu thì chỉ mới có đoàn Nhật xác nhận sẽ đến, các nước khác vẫn im lặng. Nguy cơ rất lớn là chương trình sẽ phải đổi tên, rút gọn thành Nhạc hội đàn tranh, không còn "châu Á". Buồn hơn nữa là ngay cả các đoàn trong nước như Học viện Âm nhạc quốc gia VN, Học viện Âm nhạc Huế... cũng chưa xác nhận sẽ tham gia hay không. Lý do? Tiền.

Không có kinh phí. Không được tài trợ, ban tổ chức nhạc hội đàn tranh không thể trả chi phí máy bay, ăn ở cho các nghệ sĩ khách mời. Ðoàn nghệ sĩ Nhật đến Việt Nam sẽ phải tự túc mọi chi phí. Khi được hỏi vì sao không nhân cơ hội sang Macau để mời nước bạn, Hải Phượng cười buồn: "Mặt mũi nào mình vừa mới cầm tiền của người ta rồi mở miệng bảo người ta tự lo chi phí qua tham gia với mình". Sự phối hợp giữa Câu lạc bộ Tiếng hát quê hương, Cung văn hóa Lao động và Nhạc viện TP.HCM cũng chỉ giúp chương trình có một khán phòng tốt hơn cho âm nhạc - khán phòng của nhạc viện thay vì hội trường cung văn hóa vốn không được thiết kế cho các đêm nhạc đỉnh cao.

Sự "lặng lẽ" của âm nhạc dân tộc, tương tự ở mảng nhạc hàn lâm Việt, đã không đủ sức thuyết phục nhà tài trợ dù ai cũng hiểu chất lượng của những đêm nhạc này cao đến mức nào. Giữa một nền âm nhạc chuộng sự ồn ào, hào nhoáng, phấn son, thật khó trách sao người ta chỉ đặt rating (tỉ lệ người xem) hay hiệu ứng truyền thông lên hàng đầu.

LÊ TÂN SƠN

Nguồn: Báo tuổi trẻ online ngày 22/08/2012

Yukin

Tổng số bài gửi : 44
Join date : 14/01/2010

Về Đầu Trang Go down

Trang tin Văn Hóa - Lịch Sử Empty Re: Trang tin Văn Hóa - Lịch Sử

Bài gửi  Sponsored content


Sponsored content


Về Đầu Trang Go down

Về Đầu Trang

- Similar topics

 
Permissions in this forum:
Bạn không có quyền trả lời bài viết